Bước tới nội dung

Thảo luận:Bùi Tín

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 7 năm trước bởi Alphama trong đề tài nguồn vững không xóa
Dự án Nhân vật Việt Nam
Trang này được thực hiện với sự phối hợp của các thành viên thuộc dự án Nhân vật Việt Nam, một dự án hợp tác giữa các thành viên nhằm nâng cao chất lượng các bài viết về Nhân vật Việt Nam. Nếu bạn muốn tham gia, xin hãy đến thăm trang của dự án! Bạn cũng có thể ghé qua trang thảo luận để trao đổi hoặc đề xuất ý kiến.
CBài viết đạt chất lượng C.
ThấpBài viết được đánh giá ít quan trọng.

Untitled

[sửa mã nguồn]

Cuộc giải cứu phi công Mỹ bị giam tại nhà tù Sơn Tây xảy ra ngày 20/11/1970 chứ không phải tháng 11/1972 như ông Bùi Tín nhớ trong bài viết"Mây mù thế kỷ". (Xem Việt Nam chiến tranh và lịch sử) tri 09:25, 18 tháng 10 2006 (UTC)

Tôi mạn phép sửa đổi lại mục từ này, bỏ đi những lời vô căn cứ và không khách quan, như nói ông Bùi Tín ở lại Pháp vì hủ hóa, hay nói gia đình ông ở trong nước luôn luôn cảm thấy nặng nề vì những lời phát biểu của ông (làm sao biết được thái độ của gia đình người khác phản ứng như thế nào về chuyện riêng của họ?). Nói thế là đã đứng về lập trường chống ông Bùi Tín để viết. Từ điển bách khoa chắc không chấp nhận được một thái độ thiếu trung lập như thế. Tôi cũng xin phép thêm tên hai tác phẩm của ông Bùi Tín được biết đến rất nhiều là "Hoa xuyên tuyết" và "Mặt thật" (Nguyễn Huệ Chi sửa chữa ngày 1-4-2007)

Bạn có thể sửa chữa.--125.235.71.170 03:39, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đoạn này Hiện nay ông đang sống bằng trợ cấp xã hội của chính phủ Pháp[cần chú thích], vẫn là nhà báo[cần chú thích] và viết bài chỉ trích về mọi mặt tình hình chính trị Việt Nam trên các hãng thông tấn nước ngoài. Các con ông nói rằng họ rất xấu hổ vì có một người cha như ông[cần dẫn chứng]. theo tôi không "fair", nó mang tính chỉ trích cá nhân. Thứ nhất theo tôi hiểu một người xin tị nạn chính trị, thì chính phủ nước sở tại nếu chấp nhận sẽ tạo điều kiện sống, và việc làm nếu có điều kiện và phù hợp khả năng. Thứ hai, bản thân câu "các con ông thấy xấu hổ..." đã không có/chưa có nguồn tin cậy, lại mang tính đả kích cá nhân. Đoạn này cần được viết lại, nếu không có ý kiến phản đối.Rotceh 22:25, ngày 7 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời
Đó là một trong các lý do mà những yêu "cầu cần dẫn" chứng đã được viết bên cạnh các câu đó. Tiêu bản "Cần dẫn chứng" có ba nghĩa chính sau đây: 1. người đọc không tin vào một thông tin trong bài và yêu cầu nguồn phải được nêu ra; 2. người đọc tin vào thông tin đó vì đã biết về nó nhưng yêu cầu nguồn để các người đọc khác không cần phải hỏi; và 3. người viết chưa tìm được nguồn, hay chưa tìm được các nguồn theo lối nhìn khác, nên tạm thời dùng thông tin đó và dùng tiêu bản "Cần dẫn chứng" để người đọc hiểu. (Cách dùng 3. thường bên cạnh các con số như dân số của một thành phố hay số người chết trong một trận chiến vì nếu bo" khoảng trắng thì người đọc có thể hiểu là thành phố đó không có dân hay trận chiến đó không có người chết.) Khi một người đọc dùng tiêu bản "Cần dẫn chứng" cho một thông tin mà họ không tin thì nên cho người viết 1, 2 tuần để tìm nguồn. Sau đó thì thông tin đó có nghĩa là không "kiểm chứng được" và, do đó, nên được xóa đi. Mekong Bluesman 00:33, ngày 8 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Người tiếp nhận đầu hàng

[sửa mã nguồn]

Xem thêm thảo luận http://www9.ttvnol.com/forum/f_533/510010.ttvn Rotceh 01:51, ngày 5 tháng 7 năm 2007 (UTC)Trả lời

Chính xác thì trong hồi ký tướng N.C.Trang nói là ngày 30/4/75 BT mang quân hàm thượng tá. Truong Son (thảo luận) 02:54, ngày 31 tháng 7 năm 2008 (UTC)Trả lời


Tôi đả sửa lại bài viết trên theo hướng trung lập hơn và thêm các dẫn chứng. Các chổ sửa như sau :

- Thay các câu nêu đích danh "Bùi Tín" thành đại từ "ông" - Thêm phần phỏng vấn tù nhân Hoa Kỳ với dẫn chứng từ tài liệu công bố của chính quyền Hoa Kỳ và hồi ký của ông John McCain. - Về cụm từ "bất đồng chính kiến" như bác cfd đã có ý kiến, có thêm việc 1 số tổ chức và cá nhân không công nhận việc này) - Thay cụm từ "phản bội tổ quốc" bằng "phản bội cách mạng" - Thay cụm từ "dối trá hám lợi" bằng "có các ý kiến chỉ trích ông (kèm dẫn chứng) và các ý kiến tôn vinh ông (không có dẫn chứng) - Về đoạn theo "sách báo + hồi ký" VN tôi loại bỏ vì không trích dẫn nguồn và hơn nữa giọng văn không được trung lập và lạc đề vì đang viết về tiểu sử ông này chứ không phải đi chứng minh ông này nói xạo. - Tuy vậy phần "hồi ký tướng Nguyễn Công Trang" tôi vẫn giữ vì nó có nói rõ tên hồi ký có thể tìm lại nguồn được.

Thbolzano (thảo luận) 11:07, ngày 1 tháng 3 năm 2009 (UTC)Trả lời

Xóa

[sửa mã nguồn]

Bạn Tuanminh01, mình sẽ xóa đoạn bạn đưa trở lại, dựa theo quy định của Wiki: "Bài viết này phải tuân thủ quy định về tiểu sử của nhân vật còn sống, ngay cả trong trường hợp bài này không viết về tiểu sử nhưng có cung cấp thông tin về một người còn sống. Xin đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng các nguồn tham chiếu có uy tín cao. Không được phép thêm các thông tin chỉ do báo chí lá cải cung cấp. Những thông tin về nhân vật còn sống mà không được ghi nguồn tham chiếu hoặc nguồn kém uy tín phải bị xóa ngay lập tức khỏi bài viết cũng như trang thảo luận của nó, đặc biệt nếu có dấu hiệu bôi nhọ." DanGong (thảo luận) 10:04, ngày 11 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

nguồn vững không xóa

[sửa mã nguồn]

Tại sao các phần có nguồn đầy đủ lại bị xóa, trong khi đó đây là lại nguồn vững (phần cuộc sống lưu vong). Đoạn này không có ý bôi nhọThanhnienlaoviet (thảo luận) 09:15, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời

1 tờ báo thì không đại diện cho nguyên cái đề mục cuộc sống lưu vong, đề nghị trích nghiên cứu gốc, bài gốc chứng minh thị trưởng Pháp Jean Tiberi nói "Không, phía Pháp không mời (Bùi Tín)"  A l p h a m a  Talk 09:57, ngày 13 tháng 4 năm 2017 (UTC)Trả lời